Tốc độ tải của web bán hàng online quyết định rất nhiều đến quyết định mua hàng của khách. Nếu phải chờ trang web của bạn tải lâu quá, khách hàng sẽ bỏ đi!
Tốc độ tải của web bán hàng online quyết định rất nhiều đến tình hình kinh doanh và tạo dựng thương hiệu trong lòng khách hàng. Nếu trang web tải quá chậm, người truy cập sẽ lập tức tắt trang và tìm đến một trang web mới tải nhanh hơn, như vậy là bạn đã bị mất khách hàng.
Trước khi tối ưu website dựa trên những gợi ý của chúng tôi, bạn nên check thử tốc độ load của trang web của bạn với công cụ của Google để xem website của bạn đang ở tình trạng nào nhé.
Các yếu tố sẽ bị ảnh hưởng bởi tốc độ tải của trang:
- Bounce Rate. (Số lượng người dùng thoát khỏi trang web khi vừa truy cập trang đầu tiên)
- Conversion rate. (Số lượng người truy cập trở thành khách hàng)
- Lượng truy cập của từng người.
- Điểm chất lượng.
- Sự tín nhiệm và đánh giá của người dùng.
- Khả năng tương thích và thân thiện với thiết bị di động.
Một số cách đơn giản để tăng tốc độ tải của web bán hàng online:
1. Sử dụng CSS sprites
CSS Sprites là kĩ thuật đưa hình ảnh vào trong CSS. Bằng cách sử dụng phương pháp này, bạn sẽ tiết kiệm được tốc độ truy vấn đến server mỗi lần truy cập. Cách này thường được dùng ở Header, Footer, Thanh Sidebar, Menu hoặc các icon, banner tĩnh.
2. Giảm dung lượng file ảnh
Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng các công cụ hỗ trợ (Như Photoshop, Image Resize…) để giảm dung lượng các file hình ảnh thông qua việc điều chỉnh kích thước phù hợp, giảm độ phân giải, sử dụng đúng định dạng…
3. Luôn cập nhật các Plugins, Trình ứng dụng, giao diện
Việc không chú ý cập nhật mới các yếu tố này sẽ làm cho tốc độ tải website của bạn chậm dần theo thời gian, hay khi bạn cập nhật các yếu tố khác làm cho chúng xung đột với nhau. Luôn kiểm tra và cập nhật là cách để giải quyết vấn đề này.
4. Tránh sử dụng quá nhiều các trình nhúng
Các trình nhúng như Flash, Java Script, Code mạng xã hội… làm cho website của bạn hiển thị tốt, thu hút người dùng hơn, tuy nhiên, lại gây ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. Vì vậy nên hạn chế khi sử dụng chúng nếu bạn không muốn website của mình load ì ạch.
5. Sử dụng bộ nhớ Cache
Bộ nhớ cache cho phép trình duyệt của người dùng lưu lại các tài nguyên từ lần truy cập trước để giảm thiểu truy vấn từ server khi load trang web. Mặt khác, khi sử dụng bộ nhớ cache, tốc độ tải của website sẽ tăng lên đáng kể, vì người dùng là lưu trữ sẵn một số tài nguyên từ trước đó. Mặt khác, cách này cũng giúp giảm bớt số tiền bạn phải trả để duy trì băng thông hàng tháng cho website của mình.
6. Lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ (hosting) tốt
Vì điều này ảnh hưởng lớn đến tốc độ tải của website, nên khi lựa chọn nhà cung cấp, bạn nên chú ý đến vị trí nhà cung cấp, kiểm tra tốc độ, cấu hình, hỏi về cách config và hỗ trợ của server. Ngoài ra, khi bạn sử dụng một gói Shared Hosting (các gói host chung một server, IP) thì chắc chắn tốc độ website của bạn sẽ không cao bằng khi bạn dùng gói Dedicated Server (server và IP riêng).
0 comments