Lãnh đạo trong việc làm gương - khi bạn là một nhà lãnh đạo, mọi người sẽ dõi theo những gì bạn nói và làm. Hành động của bạn sẽ là kim chỉ nam dẫn lối cho hành vi của các thành viên trong đội, hoặc nhân viên trong tổ chức. Bạn tạo nên một tấm gương và họ sẽ noi theo. Albert Schweitzer từng nói: “Bạn phải chỉ dẫn bằng tấm gương, vì người ta sẽ chẳng học ở đâu khác.” Trong tác phẩm của mình, Marshall Goldsmith, một trong những nhà huấn luyện điểu hành quản trị hàng đầu thế giới, đã chỉ ra rằng sự thay đổi một đặc điểm hành vi đơn lẻ ở người lãnh đạo cũng có tác động sâu sắc đến hành vi của nhiều nhân viên.
Ta hãy cùng xem xét một số đặc điểm và nét tính cách mà mọi người sẽ chú ý quan sát ở một lãnh đạo và làm theo.
Lãnh đạo trong việc làm gương - khi bạn là một nhà lãnh đạo, mọi người sẽ dõi theo những gì bạn nói và làm. |
Không bao giờ lừa dối.
Không bao giờ nói dối hay lừa phỉnh, đi tắt hay lợi dụng vị thế và luôn chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Khi bạn ở vị trí nắm giữ quyến lực, việc đổ lỗi cho người khác vì kết quả hoạt động kém rất dễ dàng. Không ai có thể tranh cãi với bạn vì mọi người đểu muốn giữ việc. Nhưng bằng việc quan sát hành vi của bạn, họ không còn cảm thấy bản thần cần hành động chính trực nữa. Bê bối đã đốn ngã một công ty như Enron bởi ban lãnh đạo công ty đã tạo ra một văn hóa dối gạt, ăn sâu tới mọi cấp. Câu “Nhà dột từ nóc dột xuống” ám chỉ điều này. Nếu bạn không phải là tấm gương nhân cách và sự chính trực, rất có thể bạn đang gieo mầm hủy hoại công ty. Ngược lại, nếu bạn không bao giờ gây ảnh hưởng đến sự chính trực của mình, nhân viên và các nhà lãnh đạo khác trong tổ chức sẽ nỗ lực dẫn bước để theo kịp bạn. Ví dụ bạn là trưởng phòng kinh doanh của công ty bán sky a900 và sky a910 thì bạn phải làm gương cho các nhân viên trong phòng.
Có thái độ đúng đắn.
Các nhà lãnh đạo thường có thái độ tích cực và lạc quan. Họ tin tưởng mạnh mẽ vào bản thân và tổ chức và không để các bước lùi hay các rào cản hạ gục mình. Phải đẩu tư thời gian để có thể hình thành nên thái độ vượt lên trên nghịch cảnh và một trong những cách tốt nhất để giúp mọi người khắc phục bất cứ vấn đê hay rào cản nào mà họ gặp phải trong công việc là bắt chước tinh thẩn lạc quan của bạn. Bằng việc theo dõi cách bạn đối phó với nghịch cảnh, họ sẽ tìm thấy sức mạnh chống trả cho riêng mình.
Trong cuốn sách ăn khách Learned optimism, giáo sư trường Đại học Pennsylvania, Martin Seligman, đã sử dụng kết quả từ 350.000 cuộc phỏng vấn để chứng minh rằng những người thành công lạc quan hơn nhiều so với những người có kết quả hoạt động bình thường hoặc không thành công. Ông thấy rằng tinh thẩn lạc quan là đặc điểm quyết định ở những người thành công, hơn bất kỳ một nét tính cách hay đặc điểm hành vi nào khác. Thái độ lạc quan quan trọng bởi nó tập trung suy nghĩ của bạn vào những việc có thể được thực hiện trong tương lai nhằm khiến mọi việc trở nên tốt và khả quan hơn, thay vì tập trung vào những việc trong quá khứ khiến mọi việc tồi tệ đi.
Ngay cả nếu, thẳm sâu trong tầm khảm, bạn vẫn đẩy mối nghi ngại hay không chắc chắn, chúng cũng cẩn phải được giấu kín trước những người đang noi theo gương của bạn. Không có gì gây mất tinh thẩn hơn là khi nhìn thấy người lãnh đạo nghi ngờ bản thân. Do vậy, những nhà lãnh đạo xuất sắc là những người tuyệt đối không bao giờ chia sẻ những cảm giác bất ổn của mình với người khác. Sự nghi ngờ bản thân ở người lãnh đạo sẽ không chỉ làm tổn hại đến tinh thần làm việc, mà còn làm dấy lên trong mọi người câu hỏi vể việc liệu họ có hết mình vì công việc không. Khi năng lực lãnh đạo bị nghi vấn, bạn sẽ mất đi sự tin tưởng ở mọi người và sẽ trở thành một nhà lãnh đạo kém hiệu quả. Đó là lý do lãnh đạo bằng việc làm gương lại cần thiết đối với thành công của bạn trên cương vị một nhà lãnh đạo.
Tôn trọng người khác.
Một thành tố thái độ khác là cách nhà lãnh đạo đối xử với những người khác. Mọi người biết bạn đối đãi với họ ra sao và nhìn thấy bạn đối đãi với đổng nghiệp, cấp trên và thậm chí cả khách hàng và đối tác của tồ chức như thế nào, từ đó họ sẽ noi gương bạn. Các nhà lãnh đạo biết nếu họ hành xử lỗ mãng với một khách hàng, nhân viên của họ cũng sẽ có thái độ tương tự với khách hàng và công việc kinh doanh của họ sẽ gặp tai tiếng. Các nhà lãnh đạo biết nếu họ không tôn trọng và lịch sự với các nhà quản lý, các nhà quản lý cũng sẽ đối xử như vậy với thuộc cấp và sẽ mang tiếng đối xử tệ bạc với nhân viên, điểu này sẽ khiến người tài rời bỏ công ty.
Các nhà lãnh đạo cũng biết, nếu họ hành xử như một người thiếu chính kiến với cấp trên, họ sẽ thấy bao quanh mình cùng đểu là những người ba phải. Thay vì những cộng sự trung thực, những người này sẽ chẳng giúp ích được gì cho họ trên con đường đưa tổ chức đi tới thành công.
Cách thức bạn đổi đãi với mọi người định hình phong thái của bạn trong đội và trong tổ chức. Với tư cách nhà lãnh đạo, việc thiết lập phong thái đúng đắn hoàn toàn tùy thuộc ở bạn.
Làm theo hành vi tốt trong công việc.
Một điều khác mà bạn phải xác lập để làm gương là thói quen làm việc. Các nhà lãnh đạo xuất sắc nhất luôn làm việc chăm chỉ và bến bỉ, vì vậy hành vi này khơi gợi cảm hứng làm việc tương tự ở các nhân viên. Những nhà lãnh đạo lợi dụng vị thế của mình để đi làm đúng giờ, hay những người thường xuyên bị bắt gặp chuyện trò quá nhiểu với các nhà quản lý hoặc nhân viên sẽ thấy rằng năng suất làm việc của đội, phòng ban hay tổ chức của mình ngày càng sa sút.
Lãnh đạo là những tấm gương tuyệt vời. Họ nỗ lực để không ngừng tạo ra một tấm gương tốt vế hành vi và lối ứng xử. Họ nhận thức được rằng người khác đang quan sát họ và nhận ra ảnh hưởng của họ tác động đến tinh thẩn làm việc cũng như cách hành xử của nhân viên. Hãy nhớ: Tướng tài thì không có lính kém. Đó là lý do điểu quan trọng là bạn phải đặt ra cho mình câu hỏi: “Công ty tôi sẽ trở thành kiểu công ty như thế nào nếu mọi người ở đó đểu giống như tôi?”
0 comments