Thursday, April 9, 2015

Lãnh đạo là người biết lắng nghe.

Lãnh đạo là những người lẳng nghe tuyệt vời. Khoảng 50-60% thời gian của lãnh đạo được dùng để lắng nghe. Mấu chốt để trở thành một người lắng nghe giỏi là không chỉ lẳng nghe từ và ngữ, mà còn phải lắng nghe những gì ẩn sâu trong đó. Hãy lắng nghe thông điệp thật sự và tập trung toàn bộ sự chú ý của bạn vào người đang nói. Trong các cuộc họp và trao đổi với người khác: 

Lãnh đạo là người biết lắng nghe.
Lãnh đạo là những người lẳng nghe tuyệt vời.
• Hãy chú ý lắng nghe. Dẹp bỏ mọi vướng bận và tập trung vào những gì người nói trình bày. Đừng cố “giả vờ nghe” vì việc đó không có tác dụng. Mọi người sẽ biết bạn đang nghĩ đến điều khác. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng trong các cuộc trao đổi, bản thân từ ngữ chỉ cấu thành nên 7% thông điệp. Phần còn lại của thông điệp được truyển tải qua giọng nói (38%) và quan trọng nhất là ngôn ngữ cơ thể (cấu thành khoảng 55% nội dung thông điệp). Điểu chỉnh cơ thể và thể hiện tư thế lắng nghe, bằng cách hướng người về phía người nói. Cử chỉ này cho họ thấy rõ rằng bạn đang lắng nghe. Và đừng xen ngang bởi nếu bạn nói, bạn sẽ thôi lắng nghe. Ví dụ như bạn là giám đốc công ty bán samsung galaxy s5 mới và samsung galaxy s5 cũ trong cuộc họp kế hoạch kinh doanh của tháng sau thì bạn nên chú ý lắng nghe nhân viên của bạn trình bày kế hoạch một cách chi tiết và có những trao đổi trực tiếp với nhân viên.

• Ngừng lại một chút trước khi trả lời. Khi người nói ngừng lại hay khi cuộc trao đổi tạm dừng, bạn có thể xen vào với suy nghĩ rằng người đó đã nói xong. Tuy nhiên, rất có thể người nói đang tổ chức lại mạch tư duy trước khi tiếp tục. Sự xen vào của bạn tại thời điểm đó sẽ bị coi như một sự làm phiến. Nếu ngừng lại trước khi trả lời và im lặng vài giây, bạn sẽ cho phép mình nghe thấy ý nghĩa mà người nói muốn truyền tải ở tầng sâu hơn. Nhiểu khả năng bạn sẽ hiểu những gì người đó đang nói đến vì bạn đang không bận hình thành suy nghĩ của riêng mình khi họ nói. Cuối cùng, việc ngừng lại khi người khác đã nói xong gửi đi thông điệp rằng bạn thật sự lắng nghe và thật sự xem xét những gì người đó nói trước khi bạn hồi đáp. 

• Hãy hỏi để làm rõ. Đặt câu hỏi là một kỹ thuật khác chứng tỏ bạn thật sự lắng nghe những gì đang được nói đến, chứ không chỉ giả vờ lắng nghe. Quan trọng không kém là việc đặt cầu hỏi sẽ ngăn bạn đưa ra những giả định hoặc kết luận sai lầm vế điếu mà người nói đang cố gắng truyền tải. Đừng nghĩ là bạn hiểu nếu bạn không chắc chắn. Hãy đào sâu thêm bằng cách đặt những câu hỏi như: “Chính xác thì anh muốn nói điểu gì?”, “Anh cảm thẫy như thế nào vể điểu đó?” Bằng việc diễn đạt lại những điểu mà người nói truyền tải bằng ngôn ngữ của bạn, người nói không chỉ biết bạn đang lắng nghe, mà còn biết bạn có hiểu những gì người đó nói hay không. Và nếu bạn hiểu sai điểu gì, người nói sẽ có cơ hội để sửa lại. 

• Hãy lắng nghe và không chen ngang. Trong suốt thời gian diễn ra trận Waterloo, hoàng đế Napoleon đã gửi tin cho Marshal Grouchy, vị tướng đang chỉ huy 30.000 quân gần đó. Vì Napoleon cấp tập gửi tin, nên mệnh lệnh mà Grouchy nhận được khó hiểu đến mức ông không biết phải làm gì. Cuối cùng ông không có một động thái nào, trong khi Napoleon bị đánh bại ở Waterloo, nơi chỉ cách ông vài quả đổi. Toàn bộ lịch sử châu Âu đã thay đổi theo hướng khác hẳn. Và nguyên nhân chỉ đơn giản là vì sự thiếu chú ý đến thông điệp. Nếu bạn là nhà lãnh đạo và có một người muốn trao đổi với bạn, hãy dừng mọi hoạt động và chú ý lắng nghe người đó mà không chen ngang. Lắng nghe là một trong những cách hay nhất cho phép bạn tìm hiểu những gì đang diễn ra. Việc xem nhẹ sự lắng nghe có thể sẽ mang đến cho bạn những hậu họa khôn lường. 
Share this post

0 comments

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2015 Giáo Trình Hay CNTT - SEO Digital Marketing Online
Thiết kế bởi Giáo Trình Hay
Posts RSS Comments RSS
Back to top